Hầu hết chúng ta đều rất khó nhận biết được sự khác biệt giữa các đốm nâu và đốm nám da bởi cả hai tình trạng da này đều liên quan đến sắc tố da. Giống nhau là vậy, nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt rất rõ rệt, và màu sắc chính là sự khác biệt lớn nhất. Chỉ cần nhận biết da bị đốm nâu hay nám, bạn sẽ có thể dễ dàng tìm ra cách tiếp cận và điều trị thích hợp nhất cho tình trạng da của mình. Cùng Hương Thị theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Đốm nâu là gì?
Theo bác sĩ Adam Friedman cho biết đốm nâu, sẹo mụn cũng là sự gia tăng sắc tố trên da. Sau khi bị mụn hoặc do sự tác động của ánh nắng mặt trời đã kích thích sản sinh melanin khiến vùng da này trở nên sậm màu hơn bình thường. Tuy nhiên chúng thường có kích thước nhỏ, đơn lẻ trên da.
2. Nám da là gì?
Theo bác sĩ Sejal Shah (người sáng lập Smarter Skin Dermatology, New York) chia sẻ nám thường xuất hiện dưới dạng các mảng đối xứng trên mặt, đặc biệt là khu vực mũi, trán, cằm và môi trên. Nám cũng thường có kích thước lớn, xuất hiện thành mảng.
Bác da liễu Adam Friedman (Đại học Y khoa George Washington, Washington) chia sẻ thêm rằng nám thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là những người có làn da sẫm màu. Nguyên nhân có thể do tiếp xúc với tia cực tím, ảnh hưởng của nội tiết tố… Nhiều người có thể bị nám trong hoặc sau khi mang thai.
3. Nguyên nhân gây ra nám và đốm nâu
Để nhận biết da bị đốm nâu hay nám, bạn cần phải biết nguyên nhân xuất phát từ đâu. Đốm nâu xuất hiện là do sự phản ứng của các tế bào sản sinh sắc tố melanin có chức năng bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tia UV có hại, gọi là melanocyte. Một khi bạn tiếp xúc với tia UV quá nhiều, melanocyte sẽ gia tăng sự sản xuất melanin nhằm chống lại tác động xấu của tia UV. Cơ chế này thông thường sẽ mang đến cho bạn làn da ngăm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, các sắc tố không tản đều ra mà tụ họp lại một chỗ, hình thành nên các đốm nâu.
Trái với các đốm nâu, nám da là một tình trạng mãn tính có liên quan đến sự mất cân bằng hormone. Điều này có nghĩa là thuốc tránh thai, thai kỳ và các liệu pháp dùng hormone đều có thể gây nám. Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng có thể đến từ căng thẳng và bệnh tuyến giáp. Thông thường, người có làn da tối màu sẽ dễ bị nám hơn so với người có làn da sáng.
4. Đặc điểm và vị trí xuất hiện
Các đốm nâu xuất hiện hoàn toàn ngẫu nhiên và không có một thứ tự nhất định nào. Kích thước của chúng thường nhỏ hơn so với các mảng nám da. Ngược lại, các đốm nám da thường đối xứng về vị trí và xuất hiện tại các vùng nhất định như trán, má, cằm hoặc môi trên.
5. Trị nám và đốm nâu như thế nào?
Trên thực tế phương pháp trị nám và đốm nâu là khá giống nhau tuy nhiên nám khó loại bỏ hơn rất nhiều. Thông thường để trị đốm nâu, các bác sĩ có thể dùng những sản phẩm bôi ngoài như vitamin C, axit kojic, niacinamide, hydroquinone và axit azelaic. Tuy nhiên những sản phẩm này lại không có tác dụng hiệu quả với nám.
Để điều trị nám, bác sĩ Shah khuyên bạn nên kết hợp sử dụng kem chống nắng, các thành phần làm sáng và điều trị bằng laser dạng nhẹ. Với phương pháp trị nám bằng laser, bạn thường phải thực hiện ít nhất là 3 tháng (mỗi lần/tháng), sau đó cứ 6 tháng lại phải đến phòng khám thực hiện trị liệu để có thể duy trì hiệu quả.