Làn da trẻ trung, sáng mịn là điều mà hầu hết các chị em phụ nữ chúng ta muốn duy trì cà lâu càng tốt. Để biết được làn da lão hóa bắt đầu từ bao nhiêu tuổi và cách nhận biết chúng là rất quan trọng, cùng Hương Thị tìm hiểu ngay bài biết bên dưới nhé.
1. Da bắt đầu lão hóa khi nào?
Giai đoạn và độ tuổi lão hóa thường không giống nhau với mỗi người. Làn da có thể có nguy cơ bị lão hóa bất cứ lúc nào nếu không được chăm sóc hợp lý. Ở một số người, đặc biệt, những người tiếp xúc nhiều với ánh nắng và da không được bảo vệ, làn da có thể bắt đầu lão hóa ngay từ năm 20 tuổi trở đi, nhưng những dấu hiệu này chưa bộc lộ rõ rệt và thường khó nhận biết.
Tuy nhiên theo thống kê, hiện nay tình trạng lão hóa da thường xuất hiện nhiều nhất từ sau 25 tuổi. Nguyên nhân tình trạng lão hóa da ở phụ nữ lứa tuổi này là do sự mất cân bằng của một số hormone, khiến khả năng tự phục hồi của cơ thể bị suy yếu, lượng tế bào mỡ dưới da cũng như các sợi đàn hồi giảm đi làm làn da trở nên mỏng, khô, các cơ dần dần bị nhão, chảy xệ.
Các tế bào da ở người trưởng thành ngày càng kém phân chia, nên da dễ bị khô, dễ bị bầm, tụ máu, các chức năng của da cũng giảm sút rõ rệt. Đây là thời điểm sức đề kháng của da bị giảm sút đáng kể nên dễ bị tác động từ những thay đổi bên trong cơ thể và những ảnh hưởng từ môi trường nhất.
Ngoài ra, những yếu tố về tâm lý như stress, căng thẳng trong công việc hay đời sống cá nhân cũng có thể khiến da bạn có dấu hiệu suy giảm.
+ Ở độ tuổi 30: da giảm độ căng mịn, lỗ chân lông to ra và thậm chí xuất hiện vài nếp nhăn.
+ Ở độ tuổi 40: những nếp nhăn đã hình thành từ tuổi 30 sẽ hằn sâu hơn, lộ rõ và nhiều nếp nhăn trên trán. Dấu “chân chim” nơi khóe mắt cũng bắt đầu xuất hiện, da xỉn, ít sức sống.
+ Ở độ tuổi 50, 60: nếp nhăn sẽ chằng chịt nhiều hơn, da khô và thô ráp hơn.
2. Cách nhận biết da bị lão hóa
-
Xuất hiện nếp nhăn:
Dấu hiệu lão hóa da đáng chú ý đầu tiên là nếp nhăn, tình trạng này sẽ bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 25, sự thiếu hụt collagen khiến cho da thiếu sức sống và kém mịn màng, làm mất độ đàn hồi tạo nên những nếp nhăn trên da mặt, cổ và bàn tay.
-
Da khô:
Khi bị lão hóa, lượng dầu tự nhiên trong da không tiết ra đủ để giữ ẩm, lớp sừng bị tổn thương bởi môi trường, khói, bụi…khiến da trở nên khô ráp sần sùi và kém đi độ mịn màng như ban đầu.
-
Da sạm và không đều màu
Càng lớn tuổi tốc độ tái tạo biểu bì da càng chậm lại, khi bước vào tuối 30 quá trình thay da diễn ra chậm hơn khiến các lớp tế bào chết tích tụ trên da lâu hơn, nhiều hơn khiến da bị sạm, xỉn màu, bề mặt da trở nên sần sùi không còn được tươi sáng như trước nữa.
-
Lỗ chân lông to và da mỏng dần
Quá trình sản sinh các collagen và elastin bị chậm lại theo tuổi tác là nguyên nhân khiến lỗ chân lông to dần, lượng hormone trong cơ thể cũng bị thay đổi, chất sắt bị thiếu thụt trong máu khiến da mỏng đi trông thấy.
-
Nám và tàn nhang:
Các gốc tự do trong da ngày càng phát triển do tác động của môi trường như ánh nắng, thời tiết,… hoặc căng thẳng kéo dài, thay đổi nội tiết tố… sẽ càng gia tăng sự sản sinh các gốc tự do và làm tăng sinh hắc tố melanin – nguyên nhân hình thành sạm nám, tàn nhang.
3. Cách chống lão hóa tuổi 30
Nắm rõ được da bắt đầu lão hoá khi nào vào những giai đoạn này sẽ giúp bạn áp dụng những biện pháp ngăn ngừa cũng như chăm sóc da hiệu quả hơn. Tích cực bảo vệ da khỏi ánh sáng mặt trời bằng việc xài kem chống nắng cũng như che chắn thật kĩ khi ra ngoài sẽ giúp bạn chống lão hóa hiệu quả, đặc biệt là ở độ tuổi 30. Bổ sung dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm chống lão hoá cho da đặc biệt. Bên cạnh đó, nên có một chế độ sinh hoạt hợp lý để bảo vệ sức khoẻ và phục hồi làn da của mình.